Wednesday, July 14, 2010

Độ tin cậy và con số chính xác

Độ tin cậy và con số chính xác

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có những động thái khá tích cực trong việc chủ động đưa ra thông tin để định hướng dư luận. Bài viết của ông Nguyễn Hữu Nghĩa – Vụ trưởng Vụ Dự báo, thống kê tiền tệ NHNN “Cung - cầu ngoại tệ của nền kinh tế: Cơ sở để bình ổn tỷ giá” đăng trên website của NHNN là một nỗ lực như thế.

Tuy nhiên, thông tin trong bài viết để lại những câu hỏi khó lý giải đối với những ai theo dõi sát diễn biến của nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm.

Ví dụ, bài viết của ông Nghĩa đưa ra những con số về cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2010 như sau:

Đơn vị: Triệu USD

Quý I/2010

Ước Quý

II/2010

Ước 6 tháng đầu năm 2010

I. Cán cân vãng lai

-1.892

-1.678

-3.570

1. Cán cân thương mại

-2.239

-1.963

-4.202

2. Chuyển tiền một chiều (ròng)

2.051

1.828

3.879

II. Cán cân vốn và tài chính

3.686

3.319

7.005

1. Đầu tư trực tiếp (ròng)

1.670

2.035

3.705

2. Vay nước ngoài (ròng)

898

702

1600

3. Đầu tư gián tiếp (ròng)

1.290

510

1.800

II. Tổng cán cân vãng lai và cán cân vốn và tài chính

1.794

1.641

3.435

Nguồn: NHNN

Trong phần I, tác giả cho biết cán cân thương mại 6 tháng đầu năm chỉ âm 4,2 tỷ đô-la nhưng con số của Tổng cục Thống kê là 6,7 tỷ đô-la. Vì sao có sự sai biệt này? Cho dù lấy theo con số Tổng cục Hải quan vừa mới công bố là 6,29 tỷ đô-la thì cách biệt này vẫn còn quá lớn.

Mục chuyển tiền một chiều gồm hai khoản chính là kiều hối từ nước ngoài gởi về và tiền lãi của các dự án FDI chuyển ra nước ngoài, trừ hai con số này với nhau thì ra con số ròng. Theo con số của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, kiều hối 6 tháng đầu năm là khoảng 3,6 tỷ đô-la. Con số chuyển lợi nhuận về nước không có (cả năm 2009 là 4,9 tỷ đô-la và ước cả năm 2010 là 3,8 tỷ đô-la, theo Ngân hàng Thế giới). Nhưng chắc chắn con số ròng nói trên phải nhỏ hơn 3,6 tỷ đô-la chứ ở đâu ra con số 3,879 tỷ đô-la như tác giả nêu?

Nói gì thì nói cân đối hai khoản mục này (-4,2 tỷ và 3,8 tỷ) lẽ ra cân đối tài khoản vãng lai phải là -323 triệu đô-la. Vì sao tác giả ghi cán cân vãng lai sáu tháng đầu năm là -3.570 triệu đô-la? Những khoản mục nào đã không được đưa vào bảng này để lý giải cho sự chênh lệch lên đến trên 3,2 tỷ đô-la? Tương tự, nếu chúng ta cộng các khoản mục trong phần II, con số cân đối tài khoản vốn và tài chính lẽ ra phải là 7.105 triệu đô-la (so với 7.005 triệu của tác giả).

Vấn đề tỷ giá ở Việt Nam hiện nay đúng là bị tác động khá nhiều từ các yếu tố tâm lý. Việc NHNN chủ động đưa ra thông tin để giải quyết yếu tố tâm lý bất lợi là một bước tiến đáng ghi nhận. Tuy nhiên nếu số liệu đưa ra chặt chẽ hơn, chính xác hơn thì tính thuyết phục sẽ cao hơn.

No comments:

Post a Comment

Cryptocurrency

  Phép thử tiền crypto   Không biết hãng Finder khảo sát ở đâu, với ai mà kết luận đến 41% dân Việt Nam có sở hữu tiền mã hóa (cryptocur...